Mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amidan phát triển, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em.
1. Vì sao trẻ dễ viêm amidan?
Amidan là tổ chức lympho nằm bên trong họng, gồm có: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm, amidan vòi, tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng gọi là vòng Waldeyer. Trong đó amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng và cũng là amidan hay bị viêm nhất.
Amidan đảm nhiệm vai trò quan trọng đó là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Đồng thời amidan còn tiết ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng.
Mặc dù có vai trò miễn dịch nhưng nếu số lượng vi khuẩn, virus quá nhiều hoặc miễn dịch cơ thể yếu, amidan không thể chống lại được cũng trở thành cơ quan bị tấn công và viêm nhiễm. Khi đó, các ổ viêm sẽ phát triển tại amidan và gây viêm vùng họng, lan dần sang các cơ quan bên cạnh.
Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch của trẻ yếu, khả năng chống lại virus, vi khuẩn kém. Hoạt động miễn dịch của amidan hoạt động mạnh nhất ở trẻ từ 4 – 10 tuổi, sau đó khả năng miễn dịch yếu dần là lúc amidan dễ bị viêm nhiễm nếu tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây bệnh.
Trẻ em khi bị viêm amidan thường có biểu hiện amidan sưng to và đỏ…
2. Triệu chứng viêm amidan
Trẻ em khi bị viêm amidan thường có biểu hiện amidan sưng to và đỏ , hạch bạch huyết nổi lên khiến cho cơ thể phản ứng lại. Trẻ bệnh có thể có các cơn sốt nhẹ, sốt cao hoặc thậm chí không sốt.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà viêm amidan được chia làm 02 loại:
Viêm amidan cấp tính: Trẻ phát sốt đột ngột đến 38 – 39 độ C, thậm chí lên 39,5 độ C kèm theo bị rét run người, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ bú, khô miệng, khô da, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, đi ngoài táo bón, nóng rát họng, đau họng, đau tai, nuốt nghẹn, viêm mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, thở khò khè, ngủ ngáy….
Viêm amidan mạn tính: Trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay bị sốt vặt, người ngây ngây, nhất là vào buổi chiều. Thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, nuốt khó khăn, ho từng cơn kéo dài, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy, đau rát họng, thở khò khè, ngủ ngáy to, thậm chí trẻ không kiểm soát được việc thở khi đang ngủ, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
3. Điều trị viêm amidan thế nào?
3.1. Điều trị không dùng thuốc
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để hạ sốt và giảm các triệu chứng:
– Chườm: Dùng khăn sạch nhúng vào nước, vắt ráo để lau người cho trẻ thường xuyên. Mặt khác, dùng thêm khăn ấm chườm lên trán, cổ và hai bên nách để hạ sốt.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi cao, có độ mát, rộng rãi để cơ thể dễ tỏa nhiệt và thoải mái khi nằm nghỉ ngơi.
– Bổ sung đủ nước và bồi bổ cơ thể bằng cách cho trẻ dung nạp các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin C…
– Hạn chế tiếp xúc với tác nhân lạnh như điều hòa nhiệt độ.
– Súc miệng với nước muối : Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Cha mẹ nên hướng dẫn và theo dõi quá trình súc miệng của trẻ để tránh trường hợp trẻ bị sặc.
– Giảm ho với mật ong và chanh tươi : Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ trung, nhuận phế, giải độc, thông tiện, trị ho khan ít đờm, viêm khô khí quản. Chanh tươi chứa nhiều vitamin và acid citric có tác dụng giảm đau rát họng, làm sạch cổ họng.
Chuẩn bị 1/2 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng mật ong nguyên chất, 5 thìa nước đun sôi để nguội. Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau để uống. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Viêm amidan khiến trẻ sốt, nóng rát họng, ho có đờm…
3.2. Điều trị dùng thuốc
Thuốc giảm đau hạ sốt:
Có thể dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C . Loại phổ biến là paracetamol. Uống cách ít nhất 4 – 6 giờ. Với trẻ em 10 – 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em < 10 tuổi, liều dùng cần được tính toán thận trọng và chỉ sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh:
Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Bệnh nhân cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Loại thường dùng là cephalosporin, penicillin… Ở những bệnh nhân bị dị ứng với các thuốc trên có thể dùng azithromycin.
Tuy nhiên, khi dùng một số người có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như: Nổi mề đay, phát ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke, rối loạn tiêu hoá…
Thuốc giảm phù nề