Các bệnh tuyến giáp – một số điều cần biết tránh trầm trọng hơn

Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong cơ thể chúng ta, thực hiện các chức năng thiết yếu. Các bệnh tuyến giáp có thể bao gồm ung thư tuyến giáp hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp. Việc phát hiện sớm giúp ngăn ngừa nhiều nguy cơ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Các bệnh tuyến giáp – một số điều cần biết tránh trầm trọng hơn - Ảnh 1.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm ở cổ, tiết ra một loại hóc môn giúp cơ thể sử dụng năng lượng và giữ cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

Các nhân (u cục) tuyến giáp có thể phát triển trong các tuyến giáp và rất thường gặp. Người ta ước tính rằng cứ 20 bệnh nhân thì 1 người có nhân tuyến giáp có thể sờ thấy được. Các nhân tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Tuy nhiên, nếu nam giới có nhân tuyến giáp thì khả năng mắc bệnh ung thư tuyến giáp là cao hơn.

Nguyên nhân gây ra u cục tuyến giáp?

Bệnh nhân thường hỏi nhân tuyến giáp hoặc bệnh ác tính có phải do hút thuốc, chế độ ăn uống hay lối sống không. Câu trả lời đơn giản sẽ là không. Hầu hết các nhân tuyến giáp phát triển tự phát. Di truyền có thể là một yếu tố, vì các nhân tuyến giáp đã được ghi nhận là có tính chất gia đình. Tiếp xúc với bức xạ, đặc biệt là khi còn nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các nhân tuyến giáp và ung thư, mặc dù đây là một nguyên nhân không phổ biến.

Ngoài sự hiện diện của một khối u ở cổ có xu hướng di chuyển khi nuốt, thường không có triệu chứng nào khác. Hầu hết bệnh nhân có nhân tuyến giáp sẽ có mức hóc môn tuyến giáp bình thường và do đó sẽ không có các triệu chứng quá mức (cường giáp) hoặc không đủ mức hóc môn tuyến giáp (suy giáp).

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, không ăn được (do ống nuốt bị chèn), khàn tiếng và đau.

Kiểm tra nhân tuyến giáp (u cục)

Các bệnh tuyến giáp – một số điều cần biết tránh trầm trọng hơn - Ảnh 2.

Nhân tuyến giáp đơn giản là một khối u phát triển trên tuyến giáp. Nó có thể ở thể rắn hoặc chứa đầy chất lỏng (nang). Một nhân tuyến giáp có kích thước lớn hơn 1 – 1,5cm thường cần được kiểm tra kỹ lưỡng, có thể bao gồm: Siêu âm tuyến giáp, Tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ (FNAC), Xét nghiệm máu, Chụp chiếu hạt nhân tuyến giáp, Cắt bỏ thuỳ giáp / cắt bỏ bán phần tuyến giáp để chẩn đoán;, Cắt toàn bộ tuyến giáp, Liệu pháp i-ốt phóng xạ Radioiodine (RAI), Phương pháp phẫu thuật đối với các khối

Các ca phẫu thuật tuyến giáp thông thường được thực hiện với một đường rạch da ngang có kích thước khoảng 6cm ở phía trước cổ. Sau đó, tuyến này được cắt bỏ, đồng thời xử lý để bảo tồn các dây thần kinh thanh quản tại vùng đó (kiểm soát hộp âm thanh) và tuyến cận giáp (kiểm soát mức canxi). Vết sẹo thường lành rất tốt trong 6 tháng nếu được chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật.

Bệnh Graves

Đây là một tình trạng bệnh tự miễn, trong đó cơ thể sản xuất ra các kháng thể kích thích tuyến giáp phì đại và sản xuất nồng độ hóc môn tuyến giáp cao quá mức, dẫn đến cường giáp. Các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, không đều (đánh trống ngực), sụt cân không rõ nguyên nhân, yếu cơ, run tay, khó ngủ, căng thẳng hoặc cáu kỉnh và tiêu chảy.

Bệnh nhân mắc bệnh Graves cũng có thể bị lồi mắt, nhìn đôi hình và khô mắt có thể cần được bác sĩ chuyên khoa mắt đánh giá.

Điều trị bệnh Graves

Thuốc: Thuốc kháng giáp có thể được sử dụng để giảm lượng sản xuất hóc môn tuyến giáp. Tuy nhiên, quá trình điều trị có thể kéo dài đến 18 tháng và có tỷ lệ tái phát cao hơn 50%. Trong thời gian điều trị, có thể khó điều chỉnh thuốc để đạt được mức hóc môn tuyến giáp bình thường.

Liệu pháp i-ốt phóng xạ Radioiodine (RAI): Mục đích của điều trị là đạt được tình trạng suy giáp trong 3 tháng. Sau đó, việc thay thế hóc môn tuyến giáp sẽ phải được bắt đầu. Nếu chức năng tuyến giáp không bình thường trong vòng 6 – 12 tháng điều trị, có thể điều trị đợt thứ hai với liều tương tự hoặc cao hơn. Có một khả năng nhỏ rằng RAI có thể gây ra “bão tuyến giáp”. Điều này có thể gây tử vong khi bệnh nhân bị đau tim hoặc suy tim. RAI cũng không phải là một lựa chọn cho bệnh nhân đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong vòng 6 tháng tới.

Phẫu thuật: Có thể tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc cắt tuyến giáp không hoàn toàn (để lại một phần nhỏ của tuyến giáp để liều thay thế hóc môn tuyến giáp có thể thấp hơn). Điều này cung cấp một giải pháp nhanh chóng cho một căn bệnh có thể phải điều trị nội khoa hàng tháng và phù hợp với những bệnh nhân hiểu rõ lợi ích và rủi ro của phẫu thuật.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Đây là một tình trạng bệnh tự miễn, theo đó các kháng thể của cơ thể tấn công tuyến giáp dẫn đến suy giáp.

Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, tăng cân, tóc khô, da khô, rụng tóc, không chịu được lạnh, thường xuyên đau nhức cơ, táo bón, trầm cảm, giảm trí nhớ, chu kỳ kinh nguyệt bất thường và giảm ham muốn tình dục.

Chẩn đoán được thực hiện bằng các xét nghiệm máu bao gồm cả kháng thể kháng giáp. Theo dõi lâu dài là cần thiết.

Dr Luke Tan

PGS.TS Luke Tan, chuyên gia PHẪU THUẬT ĐẦU VÀ CỔ sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí qua ứng dụng Zoom cho bệnh nhân có tình trạng bệnh như UNG THƯ TUYẾN GIÁP, UNG THƯ VÒM HỌNG, UNG THƯ LƯỠI, VIÊM XOANG, ,… và các bệnh lý TAI MŨI HỌNG khác vào ngày 16 tháng 4 năm 2021.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các Singapore:

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

PV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *