GĐXH – Thay vì sử dụng thuốc, bạn hoàn toàn có thể làm sạch phổi bằng các thực phẩm tốt cho phổi rất đơn giản ngay tại nhà.
10 mẹo chữa nhanh chứng nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả mà không dùng thuốc
GĐXH – Ngoài điều trị nghẹt mũi bằng thuốc thông mũi dạng xịt, thuốc kháng histamine, bạn có thể áp dụng những cách điều trị đơn giản dưới đây để loại bỏ nhanh chứng nghẹt mũi
Phổi là cơ quan cung cấp oxy cho cơ thể, cho phép các tế bào hoạt động. Phổi cũng loại bỏ khí cacbonic lưu thông qua các mạch máu.
Cấu tạo bên trong phổi tạo thành một hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại các khí ô nhiễm và bụi… Các triệu chứng ho, khạc nhổ đều là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của phổi không tốt.
Mặc dù phổi có khả năng tự làm sạch, nhưng nó sẽ không thể xử lý hết lượng ô nhiễm lớn xung quanh chúng ta. Do đó, ngoài việc luyện tập, thay đổi trong lối sống lành mạnh, bạn cần bổ sung một số thực phẩm tốt cho phổi:
Ảnh minh họa
4 nhóm thực phẩm tốt cho phổi, bạn nên bổ sung thường xuyên
Thực phẩm giàu vitamin C
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C là lựa chọn phổ biến cho phổi như kiwi, ớt chuông xanh và đỏ, các loại trái cây có tép như cam, chanh, bưởi, nước ép rau củ và cà chua, dâu, bông cải xanh, dứa, xoài và dưa hấu…
Thực phẩm giàu carotene
Carotene được xác định là chất có khả năng chống lại oxy hóa, giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây ung thư phổi. Carotene có trong các loại rau quả có màu cam hoặc đỏ bao gồm: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chứa rất nhiều beta carotene là chất tiền vitamin A, khi ăn vào trong cơ thể sẽ chuyển vitamin A là chất quan trọng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, viêm phổi, hen suyễn…
Thực phẩm chứa axit béo omega-3
Axit béo omega-3 làm giảm các triệu chứng bệnh hen như khó thở, thở khò khè… Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều a-xít béo omega-3 dần dần sẽ cải thiện được bệnh hen. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 là các loại cá biển: Cá hồi, cá thu, cá ngừ… Ngoài ra, có thể ăn các loại dầu thực vật: Dầu đậu tương, dầu oliu, hướng dương… Chọn các loại hạt vào thực đơn như lạc, đậu, đỗ, vừng… và ăn các loại hạt như hạt dẻ, óc chó…
Ảnh minh họa
Nhóm các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng
Tỏi: Chứa một chất hoạt tính được gọi là allicin. Chất này chống lại nhiễm khuẩn và giảm viêm cho phổi. Tỏi cũng có thuộc tính chống oxy hóa và giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi toàn bộ cơ thể vì chứa nhiều selen. Điều này giúp dự phòng ung thư phổi. Tỏi cũng tốt cho bệnh nhân hen và những người bị bất cứ bệnh nhiễm trùng phổi nào.
Gừng: Loại gia vị này rất dễ kết hợp vào bữa ăn của bạn để thêm hương vị và tăng cường sức khỏe. Chức năng kháng viêm sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi – nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Nghệ: Nghệ giúp giảm viêm phổi vì có đặc tính kháng viêm. Nghệ chứa một chất gọi là curcumin giúp loại bỏ những chất sinh ung thư.
Nhóm các loại quả mọng
Các loại quả mọng sẫm màu như việt quất, mâm xôi, mâm xôi đen, quả dâu, quả lựu, nho, quả lê, quả táo… chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavnoid, carotenoids. Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa chính có trong quả mọng. Chúng loại bỏ các chất sinh ung thư, mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi và tốt cho người bệnh hen.
4 nhóm thực phẩm người đang mắc bệnh phổi nên hạn chế ăn
Có những loại thực phẩm cần hạn chế ăn khi bạn đang có vấn đề về phổi:
Hải sản đông lạnh
Các loại cá, bạch tuộc, tôm, cua đông lạnh không nên được sử dụng nhiều. Vì hải sản vốn là món tanh khi ăn lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm. Đờm kết dính lại sẽ khó có thể bài tiết dẫn đến kích thích hệ hô hấp gặp phải các tổn thương đặc biệt là phổi, phế quản.
Ảnh minh họa
Các món ăn cay
Các loại thực phẩm nhiều gia vị khiến cho bạn sẽ bị ho, tức ngực và gặp phải các triệu chứng thở khò khè nếu như thường xuyên sử dụng.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Phổi vốn là một chiếc máy lọc khí có chức năng thải ra chất độc hại và hít vào không khí trong lành. Ăn nhiều chất béo sẽ tạo gánh nặng cho khí quản và phế quản. Khi các chất béo bám thực quản hay cổ họng gây cản trở việc đào thải bụi bẩn và vi khuẩn ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh hô hấp như ho, viêm loét thực quản, hen suyễn…
Rượu bia, thuốc lá
Đây là các thủ phạm lớn nhất gây nên bệnh phổi ở đại đa số mọi người. Các chất kích thích như bia rượu và thuốc là có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch. Thuốc lá còn là cơn ác mộng kinh khủng đối với tim và phổi. Người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư phổi cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, rượu cũng làm tổn thương khí quản, phế quản và cấu trúc mao mạch phế nang.
Loại quả kết hợp với mật ong giúp trị ho, bổ phổi, tiêu đờm cực tốt
GĐXH – Quả phật thủ được sử dụng làm thuốc để điều trị một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, điều trị các chứng ho.
Người bị cúm B cần làm gì để nhanh khỏi nhất? Đây là nhóm người tuyệt đối không chủ quan và cần đề phòng biến chứng
GĐXH – Cúm B nếu bệnh tiến triển nặng và không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng huyết.
8 sai lầm khiến bệnh cảm lạnh, cảm cúm của bạn lâu khỏi, cần điểu chỉnh ngay để phòng biến chứng!
GĐXH – Một trong những sai lầm khiến bệnh cảm lạnh, cảm cúm của bạn lâu khỏi đó là: Dùng thuốc sai cách, không cách ly, không sinh hoạt, ăn uống khoa học…