Theo các chuyên gia y tế, béo phì hay thừa cân là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh tật, bao gồm cả 18 bệnh ung thư.
Ăn sáng và trưa kiểu này, người tiểu đường, béo phì hưởng lợi bất ngờ
Thay vì chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong cả ngày, nghiên cứu mới chỉ ra việc ăn dồn vào một số giờ trong ngày mới là mới là có lợi cho sức khỏe, nhất là với người tiểu đường, béo phì.
Theo các chuyên gia y tế, béo phì hay thừa cân là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh tật. Trong nhiều năm, các bác sĩ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối liên hệ giữa ung thư và béo phì. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, ruột, thận và tuyến tụy.
Trước đây, các nghiên cứu đã liên kết thừa cân hoặc béo phì với ít nhất 13 bệnh ung thư khác nhau, bao gồm:
1. Ung thư não và hệ thần kinh trung ương
2. Ung thư tuyến giáp
3. Ung thư thực quản
4. Ung thư vú
5. Ung thư gan
6. Ung thư vùng bụng
7. Ung thư thận
8. Ung thư túi mật
9. Ung thư tụy
10. Ung thư ruột
11. Ung thư buồng trứng
12. Ung thư tử cung
13. U tủy
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy, ngoài 13 bệnh ung thư nói trên, tình trạng béo phì, thừa cân còn có liên quan tới 5 loại bệnh ung thư khác. Đó là: Ung thư bạch cầu, ung thư hạch không Hodgkin, ung thư bàng quang, ung thư đầu và cổ. Các tác giả cho biết những bệnh ung thư này trước đây không được coi là “ung thư liên quan đến béo phì”.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra điểm số chỉ số khối cơ thể (BMI) trong suốt cuộc đời của hơn 2,6 triệu người Tây Ban Nha trưởng thành từ 40 tuổi trở xuống không bị ung thư trong 9 năm (từ năm 2009). Họ phát hiện ra rằng những người thừa cân hoặc béo phì khi còn trẻ dường như có nguy cơ ung thư cao hơn. Người thừa cân hoặc béo phì trong một thời gian dài cũng có nguy cơ cao hơn.
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:
BMI = Cân nặng/[Chiều cao x 2]
– 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
– 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
– 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
– BMI >40: Béo phì độ III
“Bằng chứng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời là một trong những “chìa khóa” để giảm nguy cơ và phòng ngừa ung thư sớm”, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Heinz Freisling, thuộc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO, cho biết.
Theo tiến sĩ Panagiota Mitrou, giám đốc nghiên cứu, chính sách và đổi mới tại Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, nghiên cứu này có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
Nghiên cứu cũng cho biết, béo phì ở trẻ em có liên quan đến sự suy giảm chức năng nhận thức não và cấu trúc não trong dài hạn.
Phát hiện của chúng tôi hỗ trợ các chiến lược y tế công cộng để phòng chống ung thư, tập trung vào việc ngăn ngừa, giảm thừa cân và béo phì sớm.
Các tác giả nghiên cứu
Béo phì liên quan đến ung thư như thế nào?
Theo Trung tâm Ung thư MD Anderson, béo phì làm tăng mỡ nội tạng. Loại mỡ bao quanh các cơ quan quan trọng trong cơ thể này gây viêm và ảnh hưởng đến các hormone như insulin, estrogen. Từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Các bác sĩ cho biết rằng, nồng độ estrogen tăng làm cho các tế bào ung thư phát triển nhiều hơn. Ở phụ nữ, quá nhiều estrogen có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung và buồng trứng sau mãn kinh.
Kiểm soát cân nặng để tránh béo phì cách nào?
Các chuyên gia y tế cho biết, kiểm soát cân nặng là một trong những cách quan trọng nhất để giảm nguy cơ ung thư. Một vài biện pháp quan trọng bạn có thể thực hiện là:
– Thể dục: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị bạn cần dành ra 150 phút hoạt động aerobic ở mức độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic cường độ cao mỗi tuần.
– Giảm căng thẳng: Căng thẳng có ảnh hưởng lớn đến cơ thể và tâm trí của bạn. Nó kích hoạt phản ứng của cơ thể đối với chuyện ăn uống. Căng thẳng cũng dẫn đến cảm giác thèm ăn thực phẩm có hàm lượng calo cao, góp phần gây béo phì.
– Ăn uống lành mạnh: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 2/3 khẩu phần ăn uống của bạn nên là các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… và 1/3 còn lại là tinh bột.
– Điều hòa giấc ngủ: Mệt mỏi mãn tính khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. Nếu được nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể hợp lý, bạn sẽ tránh được tình trạng này.
13 triệu chứng là báo động đỏ của bệnh ung thư
Phát hiện ung thư sớm có thể cải thiện cơ hội phục hồi và sống sót của người bệnh.
Dưới đây, tiến sĩ Julie Sharp, người đứng đầu bộ phận y tế của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, chia sẻ 13 triệu chứng phổ biến của căn bệnh nguy hiểm này mà mọi người cần phải biết như sau:
1. Đổ mồ hôi đêm rất nhiều
2. Mệt mỏi
3. Đau nhiều hoặc đau không rõ nguyên nhân
4. Giảm cân không có lý do
5. Khối u hoặc sưng bất thường ở bất cứ đâu trên cơ thể
6. Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân
7. Loét miệng hoặc lưỡi hoặc vết thương không lành
8. Thay đổi trên da
9. Gặp vấn đề tiêu hóa
10. Khó thở hoặc ho dai dẳng
11. Thay đổi chuyện đại hoặc tiểu tiện
12. Thay đổi ở ngực
13. Giọng nói khàn khàn
Theo nguồn: NYpost, Timesnownew, Independent
Người béo phì nên làm gì để kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả?
Đối với người béo phì, nguyên nhân chính khiến họ ngày càng “phát tướng” có liên quan đến việc nạp nhiều calo vào cơ thể hàng ngày. Trong một bữa ăn, họ có thể ăn nhiều hơn lượng thức ăn cho phép và chính hành động này khiến cân nặng của họ không ngừng tăng.