GĐXH – Vì áp lực học hành nên căng thẳng và ăn nhiều. Mỗi ngày đi học, nam bệnh nhân ăn sáng với thực đơn là 2 cái bánh mì kèm theo chai nước ngọt. Buổi chiều và tối, T. cũng ăn vội suất xôi thịt hoặc gà rán để đi học.
Làm tốt 6 điều này, ung thư sẽ khó có cơ hội tấn công bạn, đây là 10 dấu hiệu cảnh bảo ung thư ai cũng cần biết
GĐXH – Người có thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ sớm và khám sức khỏe định kỳ… sẽ khó bị căn bệnh ung thư tấn công.
Vừa qua, PGS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết, ông vừa phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm béo cho một thanh niên N.M.T (18 tuổi, trú tại Hà Nội) có chỉ số BMI lên tới 41 (người bình thường chỉ số này là 21-25).
Theo chia sẻ, bệnh nhân và mẹ tìm tới bác sĩ khi các biện pháp giảm cân nội khoa đều thất bại. Bệnh nhân luôn mệt mỏi, cảm giác sức lực cạn kiệt.
Bác sĩ cho biết, khi mổ nội soi cắt bớt dạ dày cho bệnh nhân, bác sĩ giật mình khi nhận thấy trên lá gan, lớp mỡ vàng óng, các tạng khác cũng bị mỡ quấn đặc. Nếu bệnh nhân không giảm béo, giảm mỡ nội tạng, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư rất lớn.
Hình ảnh gan nhiễm mỡ của bệnh nhân T., bác sĩ cũng giật mình. Ảnh: VNN
Theo chia sẻ của bệnh nhân, 4 năm gần đây vì áp lực học hành nên căng thẳng và ăn nhiều. Mỗi ngày đi học, nam bệnh nhân được mẹ cho 50.000 đồng ăn sáng, thực đơn là 2 cái bánh mì hoặc kèm theo chai nước ngọt. Các suất ăn đều dư thừa calo. Buổi chiều và tối, T. cũng ăn vội suất xôi thịt hoặc gà rán để đi học.
Vì thói quen ăn uống thiếu khoa học nên cân nặng của T. tăng không kiểm soát. Bản thân bệnh nhân cũng ân hận vì lối sống dẫn tới còn trẻ đã mang nhiều bệnh.
Cần làm gì để không bị mỡ nội tạng
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hà Vũ Thành, Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ tới khám phát hiện mỡ nội tạng. Tình trạng này thường liên quan tới ăn uống không đúng, thiếu hoạt động thể chất.
Theo bác sĩ, để giảm mỡ nội tạng, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống như hạn chế đường, chất béo, tinh bột. Tăng cường tiêu thụ rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài ra cần chăm chỉ luyện tập bằng các bài tập thể chất như cardio, thể dục nhịp điệu, chạy bộ, đi bộ nhanh… đây là cách tốt nhất để giảm mỡ nội tạng.
Sự nguy hiểm khi bị mỡ nội tạng, rất nhiều người chủ quan
Mỡ nội tạng gây ra những vấn đề đáng ngại đến sức khỏe, đó là:
Ảnh minh họa
Tăng tình trạng để kháng insulin
Nguyên nhân do chất béo trong mỡ nộ tạng tiết ra ra khiến cho các loại protein liên kết với retinol. Ngay cả khi bạn chưa mắc tiểu đường hay chỉ mới tiền tiểu đường thì vẫn gặp tình trạng này.
Tăng phản ứng viêm của cơ thể
Khi mắc nội tạng các tế bào mỡ sẽ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng có thể gây ra nhiều khó khăn cho cơ thể trong quá trình thực hiện đào thải độc tố, gây nên các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, đái tháo đường, tim mạch, ung thư đại trực tràng…
Ức chế sự hoạt động của hormone chất béo
Đó là các adiponectin hay hormone chất béo. Hormone này hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít không đáp ứng với yêu cầu của cơ thể có thể nguyên nhân do thừa chất béo quá mức.
Nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ
Các cytokine viêm tạo ra từ chất béo là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và các rối loạn viêm nhiễm khác. Khi bị viêm, gan sẽ bị quá tải với cholesterol và chất độc, dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch. Mỡ nội tạng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các dấu hiệu bệnh tim mạch như chất béo trung tính cao, huyết áp cao và cholesterol cao.
Ngoài ra chỉ số mỡ nội tạng bất thường còn gây ra một số vấn đề như sa sút trí tuệ, bệnh gút, hen suyễn, viêm xương khớp, đau lưng, ung thư vú, alzheimer…
Dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu chất xơ trầm trọng, đây là 4 cách bổ sung tốt nhất
GĐXH – Nếu thiếu chất xơ, bạn khó có được cảm giác no bụng và thỏa mãn sau mỗi bữa ăn nên sẽ dễ thèm ăn vặt hơn và dễ bị tăng cân…
Nên ăn tỏi vào thời điểm nào để có lợi cho sức khỏethu nh