Cha mẹ chủ quan dễ khiến trẻ mất chức năng cầm nắm

GiadinhNet – Tai nạn bị rất nhiều trẻ gặp phải. Các chuyên gia cho hay, điều trị không kịp thời trẻ có thể bị nhiễm trùng do vết thương hở, mất máu và nếu để lộ xương, lộ móng không được xử lý đúng cách sẽ rất khó liền. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, vận động.


Căn bệnh nhạc sĩ Hồ Hoài Anh mắc phải nhiều người trẻ cũng mắc, chủ quan có thể bị tàn phế Căn bệnh nhạc sĩ Hồ Hoài Anh mắc phải nhiều người trẻ cũng mắc, chủ quan có thể bị tàn phế

Suýt mất búp ngón tay vì bị kẹp cánh cửa

Trong lúc đang chơi ở nhà, bé trai 6 tuổi ở Hoài Đức, Hà Nội đã không may bị kẹp ngón tay vào cánh cửa dẫn đến tổn thương nặng phần đầu ngón tay. Bệnh nhi được người nhà đưa vào BV ĐK Xanh Pôn điều trị. 

Khi nhập viện, bàn tai trái của bệnh nhi có tổn thương bong móng, dập búp ngón tay, đứt giường móng, phần xương không bị tổn thương, nhưng phần mô mềm ở đầu ngón 3 bị dập nát.

BS nội trú Đặng Văn Thành, khoa Phẫu thuật tạo hình (BVĐK Xanh Pôn) cho biết, chỉ trong khoảng 1 tháng gần đây, khoa tiếp nhận khoảng 15 – 20 cháu phải vào viện điều trị vì kẹp cửa gây tổn thương tay. Có những ngày, Khoa tiếp nhận đến 3 cháu phải vào phẫu thuật cấp cứu vì kẹp cửa.

Bác sĩ Thành cho biết thêm, những ca thường gặp rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Độ tuổi trẻ hay bị kẹp cửa thường là trẻ trên 1 tuổi. Khi đó, trẻ bắt đầu biết đi, thích khám phá và hay đút tay vào các khe nhỏ dẫn tới các tai nạn. Và vì là trẻ nhỏ, xương, da, các mô rất mềm khi gặp lực va chạm mạnh từ các cánh cửa gỗ, cửa sắt nặng sẽ dẫn đến vết thương nặng. Những tai nạn kẹp cửa ở trẻ nhỏ thường có lực va chạm rất mạnh dẫn đến bong móng, dập búp ngón tay, đứt giường móng, gây đau đớn cho trẻ.

Cha mẹ chủ quan dễ khiến trẻ mất chức năng cầm nắm - Ảnh 2.

Kẹp tay vào cánh cửa là tai nạn thường gặp ở trẻ

Như ở trường hợp trên, khi vào viện do búp ngón tay của bệnh nhi còn hồng nên các bác sĩ đã điều trị bảo tồn, xử lý phần vết thương ở mô mềm, khâu lại giường móng và đặt móng giả. Việc đặt móng giả để định hướng phát triển cho móng mới hình thành và mọc thẳng.

“Nếu để tự nhiên không đặt móng giả, móng mới mọc lên sẽ không được thẳng. Móng phát triển quặp lại làm mất thẩm mỹ và hơn nữa sẽ đâm vào da gây đau cho trẻ. Thông thường, vết thương như của bệnh nhi này cố định giường móng khoảng 1 tháng là có thể cắt chỉ, móng mới tự mọc lên và móng giả sẽ tự bong ra” – BS Thành cho hay.

Di chứng nặng nề

Các chuyên gia cho biết, trong số các chấn thương mà trẻ nhỏ hay gặp phải, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến do trẻ vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như dụng cụ , đồ chơi lớn… rơi xuống. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ phải phẫu thuật hoặc bị di chứng vận động, phải từ bỏ giấc mơ nghề nghiệp, trầm cảm về sau chỉ vì kẹp tay vào cửa.

Thường tai nạn như thế này đối với người lớn chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ phải tiến hành phẫu thuật. Bởi đầu ngón tay là nơi hội tụ nhiều dây thần kinh, trẻ sẽ rất đau. Hơn nữa, trong quá trình điều trị cũng khó xử lý hơn vì trẻ thường không hợp tác nên phần lớn trường hợp trẻ bị kẹp tay dẫn đến tổn thương búp ngón tay, đứt giường phải vào phòng mổ để gây mê phẫu thuật xử lý.

BS Thành khuyến cáo, cha mẹ không nên xem thường dạng chấn thương này và cần chú ý chăm sóc con, tránh để trẻ nghịch gợm với những cánh cửa nhà, cửa tủ nặng. Với những nhà có con nhỏ nên chọn lựa những loại cửa nhẹ, cần có những lớp đệm cửa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Dạy trẻ đừng nghịch với các loại cánh cửa.

Trong trường hợp trẻ không may bị kẹp cửa dẫn tới tổn thương, cần cầm máu cho trẻ và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Bởi nếu không trẻ có thể bị nhiễm trùng do vết thương hở, cầm máu không tốt có thể dẫn đến nguy cơ mất máu, tổn thương nếu lộ xương, lộ móng không được xử lý đúng cách sẽ rất khó liền.

Đặc biệt là không điều trị đúng cách, trẻ có thể hình thành dị tật ở tay trẻ, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, vận động của trẻ. Di chứng ở ngón tay thường kéo theo chứng đau khuỷu tay, đau nửa đầu…Sức mạnh của tay có thể mất đi đến 20%.

Phương Thuận


Bác sỹ nói gì về cách dùng lá trầu không trị nám của chị em Bác sỹ nói gì về cách dùng lá trầu không trị nám của chị em

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *