Theo nghiên cứu của Đại học Osaka (Nhật Bản) đã cho biết, tỷ lệ tử vong do đột quỵ xuất huyết não tăng 44% ở nhóm người ăn tối không trong cùng một khung giờ cố định.
So với bữa sáng và bữa trưa, nhiều người cho rằng bữa tối không quá quan trọng. Tuy nhiên, bữa tối thực sự sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ vì có không ít những căn bệnh có liên quan đến bữa tối. Một trong số đó là việc không ăn tối vào cùng một khung thời gian cố định có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.
Ăn tối không có thời gian cố định tăng 44% nguy cơ xuất huyết não
Một nghiên cứu của Đại học Osaka ở Nhật Bản được công bố trên tạp chí quốc tế Nutrients cho biết thời gian ăn tối không cố định sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết).
Cụ thể, nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu của 71.833 người tham gia trong độ tuổi từ 40 đến 79 tuổi, tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa thời gian ăn tối của họ và nguy cơ đột quỵ (bao gồm đột quỵ xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ), bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch nguy cơ dẫn đến tử vong.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy:
So với những người ăn tối đều đặn trước 20h, tỷ lệ tử vong bởi đột quỵ do xuất huyết não tăng 44% ở nhóm người ăn tối không có thười gian cố định. Cùng với đó, trong số những người tham gia nghiên cứu mắc chứng béo phì, có thể thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc ăn tối không cố định thời gian với đột quỵ do xuất huyết não và tử vong do các bệnh về tim mạch.
Từ đó, có thể thấy hai điều quan trọng cần lưu ý về thời gian ăn tối. Đầu tiên là ăn vào một khung giờ cố định. Hai là không ăn tối quá muộn.
Dạ dày có nhịp điệu sinh học của riêng nó, nếu trong thời gian dài không thể ăn uống đúng giờ hay chỉ ăn khi quá đói thì chắc chắn sẽ làm hỏng chức năng dạ dày. Trong tình huống sức khoẻ bình thường, carbohydrate sẽ lưu lại trong dạ dày khoảng từ 1 – 2 giờ, protein sẽ ở trong dạ dày từ 2 – 3 giờ và chất béo là từ 2 – 4 giờ. Chính vì vậy, thời gian để cơ thể có thể tiêu hoá hoàn toàn thức ăn và các chất dịnh dưỡng ít nhất là 4 giờ đồng hồ.
Từ góc độ nội tiết và tiêu hóa của con người, kết hợp với thói quen làm việc, nghỉ ngơi trong nhịp sống hiện đại, 22h là thời gian ngủ tốt nhất. Chính vì vậy, từ 18 – 19 giờ là khoảng thời gian thích hợp để ăn tối, tốt nhất là không quá 20h.
Nếu ăn tối quá muộn, bạn có thể nạp nhiều thức ăn hơn nếu quá đói, từ đó sẽ dễ dẫn đến việc tăng cân. Ngoài ra, đi ngủ khi thức ăn chưa tiêu hoá hết sẽ dễ dẫn đến việc dạ dày buộc phải “tăng ca”, thức ăn chưa được tiêu hoá hết dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chính vì vậy, nếu buộc phải ăn tối quá muộn, đừng nên đi ngủ ngay, đồng thời cũng nên giảm lượng thức ăn.
3 yếu tố quyết định bữa tối lành mạnh
1. Lượng thức ăn ít
Đa phần mọi người không có những hoạt động thể chất tiêu hao nhiều calo sau bữa tối, chính vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến lượng thức ăn trong bữa tối.
Tỷ lệ cung cấp năng lượng trong các bữa ăn trong ngày nên nằm trong khoảng 30% cho bữa sáng, 40% cho bữa trưa và 30% còn lại cho bữa tối. Lượng thức ăn trong bữa tối nên ngang bằng bữa sáng hoặc ít hơn.
2. Thời gian ăn tối
Như đã nêu trên, tốt nhất nên ăn tối trong khoảng thời gian 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ. Thích hợp nhất là từ 18 – 20 giờ.
3. Bù những phần dinh dưỡng còn thiếu trong ngày
Bữa tối là thời điểm bạn xem lại trong ngày còn thiếu hụt những dưỡng chất gì. Nếu bạn đã ăn quá nhiều thịt và ít rau xanh vào bữa trưa, đây là lúc bổ sung chất xơ và các nguyên tố vi lượng từ rau xanh, từ đó cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Dưỡng sinh chữa đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình
Theo Đông y, rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Thực hành dưỡng sinh hàng ngày có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh…
Những lợi ích của việc uống trà ngải cứu